Tìm Hiểu Về Ngũ Hành Các Nguyên Lý Cơ Bản
Ngũ hành là quan niệm triết học của người Trung Quốc cổ vừa thần bí lại vừa huyền diệu.Kim , Mộc , Thủy , Hỏa ,Thổ năm loại vật chất này tượng trưng chỉ sự sinh và tử của vạn vật . Hãy cùng Làng Nghề Cát Đằng tìm hiểu những nguyên lý cơ bản.
Tóm tắt nội dung (mục lục)
- 1 Sự thần thánh hoá của Ngũ hành
- 2 Ngũ hành và vạn vật
- 3 Ngũ hành thực vật đồ biểu
- 4 Ngũ hành động vật thuộc đồ
- 5 Ngũ hành dung vật thuộc đồ
- 6 Ngũ hành sự loại hung đồ
- 7 Ngủ hành chi can đồ
- 8 Ngũ hành thân thể tính tình đồ
- 9 Sự tương sinh, tương khắc của Ngũ hành
- 10 Mục tên họ với sự tương sinh, tương khắc của Ngũ hành
Sự thần thánh hoá của Ngũ hành
Ngũ hành là một quan niệm có từ rất lâu. Ngũ hành trong thời thượng cổ là thứ không thể vi phạm được.
Khi bàn về sự thất bại của cuộc chiến trị thủy của Cổn thời Thương, Toán tử cũng chỉ trích rằng ông ta đã vi phạm Ngũ hành. Trong thời đại của vua Nghiêu, Thuấn, Vũ, mọi người bắt buộc phải tuân theo Ngũ hành. Nếu làm việc thất bại hoặc là chỉ trích người làm sai đều coi đó là vi phạm làm trái với Ngũ hành.
Ngũ hành là năm loại vật chất thường gặp trong cuộc sống thường ngày của con người. Ngũ hành có thể sử dụng cho con người, là quan niệm được lưu hành trong 3 thời đại Hạ, Thương, Chu. Sách Thượng Thư, Đại truyện ghi chép lại rằng: Chu Vũ Vương trong khi cầm binh dẹp loạn đã đến ngoại ô của nhà Thương, dừng lại và nghỉ ngơi qua đêm ở đó, quân lính vui chơi ca hát, người trước hát người sau nhảy, hát rằng: “Thủy Hỏa giả, bách tính chi sở ẩm thực dã; Kim Mộc giả, bách tính chi sở hưng thịnh dã; Thổ giả, vạn vật chi sơ tư sinh dã, thị vi nhân dụng”, đại ý là: Có nước lửa, trảm họ được ăn uống (ngon), có kim loại và gỗ, trăm họ được hưng thịnh, có đất, vạn vật được sinh sôi, thành đồ dùng của con người. Trong lúc binh đao tàn khốc như vậy, mọi người ca ngợi Ngũ hành, thể hiện sự tôn thờ sùng bái của con người đối với Ngũ hành. Con người lấy Ngũ hành là nguồn sống, lấy Ngũ hành như một loại Tín ngưỡng, trở thành một loại vũ khí mang màu sắc thần linh.
Tìm Hiểu Về Ngũ Hành Và Các Nguyên Lý Cơ Bản
Ngũ hành và vạn vật
Trong quá trình thăm dò và tìm kiếm thuộc tính và sự khởi nguồn của sự vật, các nhà tư tưởng cổ đại đã không mệt mỏi tìm ra một vấn đề. cổ nhân đã từ khí, từ thái cực, từ Âm dương,… từ những góc nhìn khác nhau, để thuật lại quá trình biến hóa và khởi nguồn của vạn vật. Ngũ hành cũng là một mệnh để trong sự trình bày vấn đề đó của cổ nhân.
Cổ nhân trong khi nghiên cứu vấn đề liên quan đến sự khởi nguồn của vạn vật đã lấy Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ cho rằng hành Thổ là căn bản vì Thổ có thể sinh sôi, Thổ có thể tích nước, Thổ có thể tạo lửa, Thổ có thể sinh Mộc, Thổ có thể thích trữ vàng. Trong sách Quốc ngữ, Trịnh ngữ đã ghi chép lại có liên quan đến Thổ, Thủy, Hỏa, Mộc, Kim hợp sinh lại thành vạn vật.
Đến thời kỳ Chiến quốc, thuyết Ngũ hành và thuyết Âm dương thẩm thấu lẫn nhau, hình thành một học thuyết Âm dương Ngũ hành, gọi là Âm dương gia. Âm dương gia lấy Âm dương và Ngũ hành kết hợp, lấy tất cả các hiện tượng xã hội, hiện tượng tự nhiên mà con người hay tiếp xúc trong đời sống hàng ngày, đều quy tụ trong Ngũ hành.
Đến thời kỳ Đường Tống, thuyết Ngũ hành đã được phát triển. Thái Thẩm trong tác phẩm Hồng phạm hoàng cực nội tập lấy Âm dương phân
thành hai, trở thành nhất dương, nhị dương, tam dương và nhất âm, nhị âm, tam âm, sau đó lại kết hợp với Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ, tạo nên Ngũ hành thực vật đồ, Ngũ hành động vật đồ, Ngũ hành dụng vật thuộc đồ, Ngũ hành sự loại cát đồ, Ngũ hành sự loại hung đồ, Ngũ hành chi can đồ, Ngũ hành nhân thế tính tinh đồ. Biểu đồ phân chia thành 7 phương diện, lấy tất cả các sự vật trong đời sống thường ngày của con người kết hợp với Ngũ hành, làm cho nội hàm vật chất của Ngũ hành đạt được sự tinh tuý và chặt chẽ.
Ngũ hành thực vật đồ biểu
Thủy | Kim | Thổ | Hỏa | Mộc | Ngũ hành và Âm dương |
Nước suối | Thủy ngân | Cát | Mộc hỏa | Dương liễu | Nhất dương |
Nước giếng | Bạc | Đá | Đá lửa | Mai | Nhị dương |
Nước mưa | Vàng | Ngọc | Sấm chớp | Tùng bách | Tam dương |
Cống rãnh | Đồng | Đất | Đầu lửa | Trúc | Nhất âm |
Ao ngòi | Sắt | Đất phù sa | Trùng hỏa | Mạ | Nhị âm |
Hồ biển | Thiếc | Bùn | Lân tinh | cỏ | Tam âm |
Ngũ hành động vật thuộc đồ
Thủy | Kim | Thổ | Hỏa | Mộc | Ngũ hành và Âm dương |
Cua | Tuần lộc | Cóc | Nhạn | Cá lăng | Nhất dương |
Cua móng ngựa | Ngựa | Tằm | Gà | Rắn | Nhị dương |
Rùa | Khỉ | Người | Phượng | Rồng | Tam dương |
Tôm | Hổ | Nhện | Chim cắt | Cá chép | Nhất âm |
Trai | Trâu | Giun | Yến | Cá bột | Nhị âm |
Hàu | Ấu trùng | Cá chinh | Chim kiêu (Một loài giống như loài cú vọ) | Cá thu | Tam âm |
Ngũ hành dung vật thuộc đồ
Thủy | Kim | Thổ | Hỏa | Mộc | Ngũ hành và Âm dương |
Quyền binh đẳng khí | Phủ việt phương khí | Khuống cử phức khí | Thê bằng đăng khí | Môn song sơ khí | Nhất dương |
Ma sát | ấn triện | Khuê bích | Văn thư | Các loai đàn | Nhị dương |
Chuẩn mực | Phép tắc | Lượng | Chế tài | Quy củ | Tam dương |
Kính, gương | Cung | Xe cộ | Bút nghiên | Tính toán | Nhất âm |
Mài mực | Sách tre | Bàn, ống | Cái ghế | Bàn viết | Nhị âm |
Nhà vệ sinh | Máy móc | Quan guách | Giày dép | Chài (lưới) | Tam âm |
Ngũ hành sự loại hung đồ
Thủy | Kim | Thổ | Hỏa | Mộc | Ngũ hành và Âm dương |
Đạo tặc | Đi thú ngoài biên thuỳ | Phản phúc | Tranh tụng | Hung ác | Nhất dương |
Tù ngục | Bãi miễn | Lừa gạt | Điên cuồng | Quấy nhiễu | Nhị dương |
Chuyển lưu | Trách móc | Ly tán | Miệng lưỡi | Xấu, ác | Tam dương |
Dâm loạn | Chiến tranh | Nghèo | Hỏa hoạn | Áp bức | Nhất âm |
Lời nguyền | Tổn thương | Bệnh tật | Tai ương | Thất bại | Nhị âm |
Chìm đắm | Giết | Tử vong | Phá hủy | Chết | Tam âm |
Ngủ hành chi can đồ
Thủy | Kim | Thổ | Hỏa | Mộc | Ngũ hành và Âm dương |
Quý Sửu Nhâm Tý | Tân Sửu Canh Tý | Kỷ Sửu Mậu Tý | Đinh Sửu Bính Tý | Ất Sửu Giáp Tý | Nhất dương |
Quý Mão Nhâm Dần | Tân Mão Canh Dần | Kỷ Mão Mậu Dần | Đinh Mão Bính Dần | Ất Mão Giáp Dần | Nhị dương |
Quý Tỵ Nhâm Thìn | Tân Tỵ Canh Thìn | Kỷ Tỵ Mậu Thìn | Đinh Tỵ Bính Thìn | Ất Tỵ Giáp Thìn | Tam dương |
Quý Mùi Nhâm Ngọ | Tân Mùi Canh Ngọ | Kỷ Mùi Mậu Ngọ | Đinh Mùi Bính Ngọ | Ất Mùi Giáp Ngọ | Nhất âm |
Quý Dậu Nhâm Thân | Tân Dậu Canh Thân | Kỷ Dậu Mậu Thân | Đinh Dậu Bính Thân | Ất Dậu Giáp Thân | Nhị âm |
Quý Hợi Nhâm Tuất | Tân Hợi Canh Tuất | Kỷ Hợi Mậu Tuất | Đinh Hợi Bính Tuất | Ất Hợi Giáp Tuất | Tam âm |
Ngũ hành thân thể tính tình đồ
Thủy | Kim | Thổ | Hỏa | Mộc | Ngũ hành và Âm dương |
Đau xót | Nô lệ | Dục vọng | Mừng | Vui | Nhất dương |
Tinh thông | Phách | Ý thức | Thần | Hồn | Nhị dương |
Trí tuệ | Nghĩa | Tín | Lễ | Nhân | Tam dương |
Âm thanh | Vị giác | Hinh | Sắc | Xú uế | Nhất âm |
Thận | Phổi | Lá lách | Tim | Gan | Nhị âm |
Da | Xương cốt | Thịt | Lông | Cơ bắp | Tam âm |
Người sau đọc Hồng phạm hoàng kỳ nội biên của Thái thị còn cảm thấy đối với sự vật đây là sự khái quát chưa thực sự đầy đủ, nên lại dùng Ngũ hành và tứ linh, ngũ phương, ngũ thời, ngũ tinh, ngũ sắc, ngũ âm, ngũ khiếu, ngũ khí, ngũ vị, ngũ số như biểu đồ dưới đây:
Thủy | Kim | Thổ | Hỏa | Mộc | Ngũ hành |
Huyền vũ | Bạch hổ | Chim tước | Thanh long | Tứ linh | |
Bắc | Tây | Giữa | Nam | Đông | Ngũ phương |
Đông | Thu | Hạ dài | Hạ | Xuân | Ngũ thời |
Thủy tinh | Kim tinh | Thổ tinh | Hỏa tinh | Mộc tinh | Ngũ tinh |
Đen | Trắng | Vàng | Đỏ | Xanh | Ngũ sắc |
Lông vũ | Thương nghiệp | Cung điện | Phù hiệu | Góc cạnh | Ngũ âm |
Tai | Mũi | Miệng | Lưỡi | Mắt | Ngũ xảo |
Lạnh | Khô | ẩm | Nóng | Gió | Ngũ khí |
Mặn | Cay | Ngọt | Đắng | Chua | Ngũ vị |
Lục | Cửu | Ngũ | Thất | Bát | Ngũ số |
Tàng trữ | Thu nhận | Thay đổi | Trưởng thành | Sinh sôi | Sinh thành đặc tính |
Sự tương sinh, tương khắc của Ngũ hành
Thời kỳ Chiến quốc, thuyết Ngũ hành là một phát hiện quan trọng. Đến thời Tam quốc, thuyết Ngũ hành hình thành theo nguyên lý tương sinh và tương khắc. Tương sinh, có nghĩa là cùng nhau thúc tiến, như Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Tương khắc có nghĩa là bài trừ lẫn nhau, như Hỏa khắc Thủy, Thủy khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
Tìm Hiểu Về Ngũ Hành Và Các Nguyên Lý Cơ Bản
Các học giả ngày nay cho rằng, nguyên lý Ngũ hành tương sinh tương khắc phần nào đó phản ánh được tính biện chứng trong triết học duy vật.
Do sự lưu truyền của nguyên lý Ngũ hành tương sinh tương khắc, học thuyết Ngũ hành trong thời kỳ Chiến quốc đã hình thành hai phái, một phái là thuyết Ngũ hành tương sinh, một phái là thuyết Ngũ hành tương khắc.
Sách Lễ ký, nguyệt lệnh đã dùng thuyết Ngũ hành tương sinh để giải thích sự biến đổi của bốn mùa, đòi hỏi con người phải dựa vào sự thay đổi của bốn mùa tự nhiên mà phát triển, phù hợp với các yếu tố khách quan của tự nhiên. Trong đó quy định, hoàng đế khi nào thì ăn cơm, khi nào thì mặc áo màu gì và ở trong phòng như thế nào… Tất cả nhân sự và sự biến hoá của Ngũ hành tương sinh đều tiếp tục được đối chiếu. Ngoài ra còn cho rằng đó là tượng trưng của sự may mắn, họa phúc, đó chính là lấy Ngũ hành chuyển thành một lĩnh vực của thần học.
Trâu Diễn, người nước Tề dùng thuyết Ngũ hành tương khắc để giải thích sự thay đổi của triều đại, sáng lập ra thuyết ngũ đức chung thủy. Theo cách nói của ông, Hoàng Đế là Thổ đức, Hạ Vũ là Mộc đức, Thương Thang là Kim đức, Chu Văn Vương là Hỏa đức, do đó tương lai thay thế nhà Chu nhất định là Thủy đức. Có trên ba lần thay thế triều đại và hoàng đế, là do Mộc thắng Thổ, Kim thắng Mộc, Hỏa thắng Kim, Thủy thắng Hỏa.
Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đã dùng thuyết Ngũ hành chung thủy của Trâu Diễn coi triều đại nhà Tần là Thủy đức.
Học thuyết Ngũ hành chung thủy này lấy sự biến hoá của vương triều và Ngũ hành tương khắc là một cách nói khiên cường, lại nói thành sự tuần hoàn vô hạn. tính phi khoa học của thuyết Ngũ hành chung thủy là ở chỗ, lấy quy luật vận động biến đổi vật chất của thế giới khách quan của tự nhiên để mô phỏng sự thay đổi triều đại của xã hội loài người, không phù hợp với quy luật diễn biến phát triển trong nội bộ xã hội loài người, làm phai nhạt đi tính chân thực vốn có của thuyết Ngũ hành, làm tiêm nhiễm màu sắc của thần học. Thuyết Ngũ đức chung thủy của Ngũ hành trên thực tế là thuyết tuần hoàn lịch sử thần bí.
Lý luận phong thủy của hậu thế thuận tiện cho phương diện thần học của thuyết Ngũ hành tương sinh tương khắc, lại đẩy nhanh tiến độ phát triển, lấy ngày tháng năm sinh, tướng mạo, tên tuổi và vận mệnh của con người để so sánh đối chiếu với Ngũ hành, làm cho con người ở bất cứ đâu cũng phải cẩn thận đề phòng. Ví dụ như mục Tên tuổi Ngũ hành tương sinh tương khắc của dân gian đã biểu thị rõ đó là một loại chắp ghép không có tính khoa học nào.
Mục tên họ với sự tương sinh, tương khắc của Ngũ hành
Tự âm họ tên theo Ngũ hành
Kim thuộc âm môi
Mộc thuộc âm răng
Thủy thuộc âm miệng
Hỏa thuộc âm lưỡi
Thổ thuộc âm họng
Bộ chữ nên dừng theo Ngũ hành tương sinh
+ Tên họ hai chữ:
Kim sinh Mộc
Thổ sinh Kim
Hỏa sinh Thổ
Mộc sinh Hỏa
Thủy sinh Mộc
+ Tên họ ba chữ:
Thủy sinh Mộc, sinh Hỏa Mộc sinh Hỏa, sinh Thổ
Hỏa sinh Thổ, sinh Kim
Thổ sinh Kim, sinh Thủy
Kim sinh Thủy,sinh Mộc Thủy sinh Mộc
Mộc sinh Hoả
Mộc sinh Hỏa Hoả
Hỏa Hỏa sinh Thổ
Hỏa sinh Thổ Thổ
Thổ Thổ sinh Kim
Thổ sinh Kim Kim
Kim Kim sinh Thủy
Kim sinh Thủy Thủy
Các hộ chữ không nên dùng với Ngũ hành tương khắc
+ Tên họ hai chữ:
Thổ khắc Thủy
Thủy khắc Hoả
Hỏa khắc Kim
Kim khắc Mộc
Mộc khắc Thổ
+ Tên họ ba chữ:
Thổ khắc Thủy khắc Hoả Thủy khắc Hỏa khắc Kim Hỏa khắc Kim khắc Mộc
Kim khắc Mộc khắc Thổ’
Mộc khắc Thổ khắc Thủy.
Tìm Hiểu Về Ngũ Hành Và Các Nguyên Lý Cơ Bản
Đặc trưng cá tính theo Ngũ hành
Các nhà hiền triết Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu quan sát rộng rãi hành vi của con người và những sự vật tự nhiên có liên quan với hành vi của con người bằng phương pháp phân loại chọn tượng. Đồng thời dựa vào các tính chất, tác dụng khác nhau của sự vật lần lượt quy vào trong Ngũ hành, mượn nó để trình bày về thiên tính của con người và quan hệ của nó với tự nhiên. Đặc tính của Thủy là hàn nhuận, chảy xuống, do đó hễ cái gì có đặc trưng này thì dùng Thủy để khái quát. Đặc tính của Hỏa là dương nhiệt, đi lên, nên cái gì có đặc trưng này sẽ dùng Hỏa để khái quát. Đặc tính của Mộc là kéo dài, dễ động, nên hễ có đặc trưng này thì dùng Mộc để khái quát. Cũng tương tự, đặc tính của Kim là trong suốt, thu lại, nên hễ có đặc trưng này đều dùng Kim, để khái quát. Đặc tính của Thổ là sinh trương, biến hóa, nên hễ có đặc tính này thì dùng Thổ khái quát. Cách quy nạp này đã vượt quá tượng vật cụ thể. Từ đó ta thấy các nhà hiền triết Trung Quốc đem thuyết Ngũ hành làm phương pháp luận để ứng dụng.
Ở trên, chúng ta đã nói: Đông y, khí công, võ thuật đều lấy Ngũ hành làm tư tưởng chủ đạo. Trên thực tế việc ứng dụng tương tự cũng tương đối rộng rãi trong quân sự, kiến trúc, tướng mạo, đoán mệnh…
Thuyết cá tính Ngũ hành là học thuyết lý luận độc đáo đưa Ngũ hành ứng dụng vào con người quy kết nên. Trên thực tế, nó tồn tại trong thuyết tính mệnh của Trung Quốc. Chúng ta rút nó ra, không chỉ là vì nhu cầu nghiên cứu cá tính, mà còn vì nó dễ được người ta tiếp thu.
Một điều rất thú vị là, hiện nay trên thế giới cũng đang dùng phổ biến là căn cứ vào thái độ và phẩm chất tâm lý cá thể trong quan hệ giữa người với người đã phân tích cách thành 5 loại: A, B, C, D, E.
Điều này không chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên về con số, mà còn ở mỗi đặc trưng cá tính lại cơ bản giống nhau. Nên tất nhiên phía sau sự trùng hợp ngẫu nhiên đó nhất định có tính tất yếu của nó, nếu không thì không ai có cách nào để giải thích một cách rõ ràng được.
Dưới đây, sẽ thuyết minh cụ thể các đặc trưng cá tính theo Ngũ hành của các nhà hiền triết Trung Quốc quy định như sau
* Hành Kim
1. Thích tự lấy mình làm trung tâm.
2. Làm việc quyết đoán.
3. Cứng nhắc.
4. Tính tình nóng nảy.
5. Kiên định, không thỏa hiệp.
6. Độc lập, tự lực cánh sinh.
7. Có khả năng thành công.
* Hành Hỏa
1. Giàu tinh thần mạo hiểm.
2. Có chí tiến thủ và có chí lớn, hoài bão lớn.
3. Có lòng tự tin.
4. Có tinh thần cải cách, tìm cái mới.
5. Là người quyết đoán, kiên cường.
6. Thiếu sự bền bỉ.
7. Tinh lực dồi dào.
8. Có khả năng lãnh đạo.
* Hành Thủy
1. Thỏa hiệp, hòa giải.
2. Có sức thuyết phục.
3. Thuần hóa, bị động.
4. Ỷ lại, có lòng đồng tình.
5. Khiêm tôn, không kiên định.
6. Linh hoạt, nhạy cảm.
* Hành Thổ
1. Ổn định, bảo thủ.
2. Chậm chạp, cứng nhắc.
3. Thiếu trí tưởng tượng.
4. Khách quan, chủ nghĩa hiện thực.
5. Sợ gánh vác lấy hiểm nghèo, thận trọng.
6. Khách quan, tự rèn luyện mình.
7. Có lòng sự nghiệp.
8. Kiên trinh, có năng lực tổ chức.
* Hành Mộc
1. Lòng dạ rộng mở.
2. Tuần tự tiệm tiến.
3. Có thể hợp tác với người khác.
4. Trí não sáng suốt, đáng tin cậy.
5. Chăm chỉ, công bằng.
6. Khảng khái.
7. Có năng lực lý giải công việc.
Tin khác:
- Diễn Dịch Vạn Vật Bát Quái Trong Phong Thủy
- Lý Thuyết Xuyên Suốt Vũ Trụ Âm Dương Trong Thuật Phong Thủy
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn