Đôi câu đối hay khắc tại phủ, đình, đền, chùa,
Đình, đền, miếu…là những công trình kiến trúc xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng trong dân gian. Đây là nơi thờ các vị thần, thánh theo truyền thuyết dân gian hoặc những vị anh hùng có công với đất nước, địa phương. Tại những nơi này thường được khắc những đôi câu đối hay nhằm mục đích tưởng nhớ công ơn của các vị thần, thánh, anh hùng đó. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này trong bài viết sau đây.
Đôi câu đối hay thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng
Phùng Hưng – thủ lĩnh khởi nghĩa dưới thời Đường. Ông được nhân dân tôn làm “Bố cái đại vương”. Điều đó chứng tỏ vị đại vương này có hùng tài quân sự, rất cao quý nhưng lại là người bố gần gũi, dân dã…”Bố cái đại vương Phùng Hưng” được thờ ở đình Quảng Bá – Tây Hồ – Hà Nội. Đôi câu đối hay trong đình thờ ông:
“Bắc khấu đồ binh, vạn cổ sơn hà khai quốc thống
Nam bang phi mạo, triệu nhân phụ mẫu ky nhân bi”
Dịch nghĩa:
“Giặc Bắc dẹp yên, muôn thuở vẫn nong sông, ghi công mở nước
Nước Nam vùng dậy, triệu người tôn cha mẹ, bia tạc lòng dân”
“Sự nghiệp anh hùng truyền vạn thuở
Tôn xưng cha mẹ hợp muôn dân”
Và:
“Đất Bắc thạch bi truyền, vạn thuở nghinh vua Bố cái
Trời Nam đồng trụ tạc, ngàn thu sự nghiệp đức Đường Lâm”
Và:
“Thiên dư niên đức trạch nông hàm ngưỡng như phụ mẫu
Thập tam trại nhân yên phồn hội trường thử giang sơn”
Dịch nghĩa:
“Nghìn lẻ năm đức trạch dồi dào, kính như cha mẹ
Mười ba trại dân cư đông đúc, mãi còn đó núi sông”
“Đường nhân kỳ hữu tàm hoa ngạc liên huy thân hậu thiên vô Huyền Vũ giáp
Hán tặc hà túc sỉ thảo mao xướng nghĩa sinh tiền bất sổ Lục Lâm binh”
Dịch nghĩa:
“Người Đường có biết xấu, đài hoa liền sáng, đời sau không núp bòng Huyền Vũ
Giặc Hán bao hổ thẹm, thảo mãng dấy nghĩa, tiền nhân sá gì lũ Lục Lâm”.
Đôi câu đối hay tại đền Giảng Võ
Đền Giảng Võ thờ bà chúa kho Lý Thị Châu. Bà quê ở làng Cổ Pháp – Tiên Du – Bắc Ninh. Vào thời vua Trần Nhân Tông, quân Nguyên Mông kéo sang xâm lược nước ta, triều đình rút khỏi kinh đô Thăng Long. Châu Nương ở lại chỉ huy quân lính chuyển kho, bảo vệ của cải, vận chuyển lương thực đi cất giấu.
Khi giặc tiến gần đến Thăng Long với thế không cản được, Châu Nương cho phân tán hết lương thực, vũ khí, của cải còn lại. Sau đó, bà vào kho lấy khăn hồng thắt cổ tự vẫn.Triều đình cho dân làng Giảng Võ lập đền thờ Châu Nương trên nền nhà cũ ở Võ Trại. Hiện tại, đền Giảng Võ nơi thờ chính còn lưu đôi câu đối hay nhắc đến công tích của người con gái anh hùng:
“Ngang cổ nữ trung hào, vĩ tích đồng lưu Nam quốc sử
Ngất kim thành ngoại miếu, thần uy do chấn Bắc biên quân”
Dịch nghĩa:
“Muôn thu ở bậc nữ hào, sử sách nước Nam truyền sự tích
Miếu vũ ngất thành ngoại, biên thùy cõi Bắc dậy oai thần”
“Tài chính túc sung quân, khốn nội mệnh văn thiên tử chiếu
Âm mưu năng thoái lỗ, quốc trung chấn nữ thần quyền”
Dịch nghĩa:
“Của cải đủ nuôi quân, khăn yếm ra tay vâng chiếu chỉ
Mưu hay lui giặc dữ, nước nhà nức tiếng gái tài cao”
“Phù vương thất, chính cường xuyên, vạn cổ anh thư truyền quốc sử
Hiển thần cơ, lưu thánh trợ, thiên thu tiết nhiệt chính Trần cơ
Nghĩa là:
“Phò hoàng gia, muôn thuở anh thư ghi sử nước
Rạng danh thần, ban thánh đức, nghìn thu tiết nhiệt giúp Trần triều”.
Đôi câu đối hay ở đình chùa làng Hồ Khẩu
Phường Bưởi bao gồm 4 làng là làng Hồ Khẩu, Đông Xã, An Thọ và Yên Thái. Làng Hồ được khai phá từ rất lâu, khoảng đời vua Hùng, bên Hồ Tây. Đến thời Lý, Trần, Lê, làng năm trong biên chế hành chính huyện Vĩnh Thuận. Do làng nằm sát hồ lại là nơi nước sông Tô Lịch chảy vào nên được gọi là Hồ Khẩu.
Cổng làng có kiến trúc cổ theo lối chồng diêm cao thấp với hình tám mái. Trên cổng có bốn chữ “Hồ ấp đình mông”. Đôi câu đối hay ở hai bên cổng làng:
“Thị xứ giải nhung y, kinh đào hưởng mã tư thanh, táp sảng như uy, đồng cỏ kinh kim truyền vận sự
Hiển linh lưu thánh tích, quy đổi từ long tảng miếu, hội đồng sở tại, phong vận tự cổ hộ trừ tư”
Dịch nghĩa:
“Nơi đây cởi áo trận nổi lên tiếng ngựa hí, tiếng sóng kình giông tố nổi uy, việc tốt xưa nay trẻ già còn đàm luận
Hiển linh thánh tích còn lưu lại đền, lưng rùa miếu trán rồng hội tụ, tại đây gió mưa từ xưa vẫn chở che”.
Phía bên trái là cổng vào giáp Bắc của làng, còn được gọi là cổng Giếng. Đôi câu đối hay trên cổng ghi là:
“Cổ vãng kim lai hành chính đãng
Nam du bắc ngoại hướng danh nam”
Dịch nghĩa:
“Xưa nay qua lại đều trên đường này
Từ nam tới bắc hướng tới tây hồ”
Đôi câu đối hay ở văn miếu Quốc Tử Giám
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của Hà Nội. Nó nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể này bao gồm: Hồ Văn, khu Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: Cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Đôi câu đối hay được khắc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám:
“Bát đảo, mặc ngân hồ thủy mãn
Kình thiên, bút thế thạch phong cao”
Dịch nghĩa:
“Tràn quanh đảo ngấn mực đầy hồ
Chạm bầu trời, thế bút ngất núi”
“Kiếm hữu dư linh quang nhược thủy
Văn tòng đại khối thọ như sơn”
Dịch nghĩa:
“Kiếm có khí thiêng ngời tựa nước
Văn cùng trái đất thọ như non”
“Đại quốc bất dịch giáo, bất biến tục, thả tôn sùng chi, diệc tín tư văn nguyên hữu tự
Ngô Nho yếu thông kinh, yếu thức thời, vô câu cố dã, thượng tư thánh huấn vĩnh tương đôn”
Dịch nghĩa:
“Nước lớn trong giáo dục, giữ thuần phong, đạo được tôn sùng, tin tưởng tư văn nguyên có gốc
Nhà Nho phải thông kinh, phải thức thời, chớ nên cố chấp, những lời thánh huấn phải ghi lòng”
Đôi câu đối hay khắc ở đền Ngọc Sơn
Đắc Nguyệt Lâu là một phần trong tổng thể kiến trúc đền Ngọc Sơn. Trên cửa có tấm biển khắc ba chữ Đắc Nguyệt Lâu. Hai bên cửa sổ có đôi câu đối hay như sau:
“Bất yếm hồ thượng nguyệt
Uyển tại thủy trung ương”
Dịch nghĩa:
“Ngắm mãi trăng trên hồ
Ngỡ rằng nước quanh ta”
Hai bên cổng là đôi câu đối:
“Linh hồ nhược thủy tùy duyên độ
Trần cảnh tiên châu hữu lộ thông”
Dịch nghĩa:
“Hồ thiêng suối lạ nhờ duyên tới
Tiên giới trần gian có lối thông”
Hai bên Long Mã Hà Đồ và Thần Quy Lạc Thư có đôi câu đối tả cảnh:
“Kiều dẫn trường hồng thê đảo ngạn
Lâu đương minh nguyệt tọa hồ tâm”
Dịch nghĩa:
“Cầu dẫn dải cầu vồng đậu vào bờ đảo
Lầu in vàng trăng sáng soi bóng lòng hồ”
Mặt sau của Đắc Nguyệt Lâu, trên tầng hai là đôi câu đối:
“Thố ô tùy quá vãng
Sơn thủy tự cao thanh”
Dịch nghĩa:
“Đêm ngày theo nhau trôi
Núi vốn cao nước vốn trong”
Đôi câu đối hay tại đình, chùa làng Thượng Phúc
Chùa làng Thượng Phúc có tên là chùa Bảo Tháp. Chùa được tạo dựng vào cuối thời Lý đầu thời Trần. Những câu đối hay được khắc tại cột trụ cổng Tam Bảo chùa có nội dung như sau:
“Hộ quốc xuất gia, Bát đại thiên hoàng quang Lý diệp
Chân thân báo Phật, thiên thu địa mạch dưỡng liên hoa”
Dịch nghĩa:
“Giúp nước rời nhà đi tu, tám đời vua vẫn vẻ vang họ Lý
Chân tu viên mãn đắc đạo, ngàn năm mạch đất tô thắm đài sen”
“Quốc thúc quốc sư, tân giáo truyền khai thập bát tử
Phật vương Phật tổ, linh thanh vĩnh điện trang hạ Thanh Oai
Dịch nghĩa:
“Chú của vua, Sư của nước, mở nền Phật giáo công lao triều Lý
Vương thành Phật, Phật thành Tổ, tiếng anh linh vững ở trang Hạ Thanh Oai”
Câu đối trước khám thờ Bồ Tát như sau:
“Do Hoàng thân, vi Tăng vi Thánh vi Bồ tát, lẫm lẫm anh thanh mạc trạng
Tự Lý triều nhi Hồ nhi bản kỷ, nguy nguy tự điển như tân”
Dịch nghĩa:
“Vốn từ dõng dõi nhà vua, là sư, là thánh, là Bồ Tát có tiếng linh thiêng lãm liệt chẳng đổi bao giờ
Từ triều Lý đến triều Trần, triều Hồ đến đời ta diễn tích chữ nghĩa vẫn ngời ngời như mới”.
Đôi câu đối hay khắc tại đình Khương Thượng
Đình Khương Thượng tọa ở quận Đống Đa – Hà Nội. Đình cách Hồ Gươm chừng 6km về hướng Nam. Đình thờ một vị thiên thần có công phù hộ công cuộc mở mang làng Khương Thượng. Sau đã được vua phong tước hiệu “Phổ hóa Hoằng tĩnh Chiêu cảm Đại vương”. Dân gọi là thần Quy Động – gò Rùa.
Theo truyền thuyết, ban đầu những người khai phá đất hoang bị ốm đau nhiều. Một đêm trên gò Rùa thất phát hào quang sáng rực nên dân làng lập miếu thờ. Từ đó, cuộc sống của dân làng được yên ổn, thịnh vượng. Đôi câu đối ở mặt sau cổng đình nêu cao vị thế của làng và thành Hoàng:
“Tự Hồng Lạc dĩ lai ấp vu Khương Quy Động Long Biên sơn hà củng cố
Trung thiên địa tịnh lập đẳng nhi thượng loan bằng phượng vũ nhật nguyệt quang hoa”
Dịch nghĩa:
“Từ đời Hồng lạc đến nay mở mang Khương ấp, Quy Động Long Biên non sông bền vững
Giữa cõi đất trời đều đứng trên bậc Thượng đẳng, loan bay phượng múa nhật nguyệt sáng tươi”
Đôi câu đối khác như sau:
“Thiên tác cao sơn Quy Động Kỳ Sơn linh thắng địa
Thần thai đa phúc Long Biên Khương Thượng thái bình dân”
Dịch nghĩa:
“Trời tạo núi cao, Kỳ Sơn Quy Động đất thiêng đẹp
Thần ban nhiều phúc, Khương Thượng Long Biên dân bình yên”.
Đôi câu đối hay khắc tại chùa Quang Hoa
Chùa Quang Hoa là ngôi chùa nằm trên phố Trần Bình Trọng – Hai Bà Trưng – Hà Nội. Khoảng năm 1933 – 1934, thực dân Pháp đã dời làng là Quang Hoa, Thiền Quang đi nơi khác để mở đường. Chúng đã quy định cho dân các làng dời chuyển về vị trí hiện nay. Chùa Quang Hoa quay về hướng Nam, có tam quan, tam bảo hình chuỗi vồ.
Trong chùa Quang Hoa hiện còn bảo tồn được nhiều di vật, tượng cổ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XIX có giá trị. Năm 1989, chùa và cụm di tích ở đó được bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích thắng cảnh. Chùa có một tấm bia khắc năm 1880 nói về việc xây dựng chùa. Đặc biệt, cổng chùa Quang Hoa có một hệ thống câu đối độc đáo. Tên chùa xuất hiện trong 2 vế đối, ở vị trí đầu hoặc giữa:
Đôi câu đối hay chữ Nôm:
“Quang cảnh tốt tươi, cửa Phật tiêu dao người tám cõi
Hoa hương ngào ngạt, lối trần hoan hỉ khách mười phương”
Đôi câu đối hay chữ Hán:
“Liên tọa Quang sinh, trường dẫn kim thằng khai giác lộ
Trì đường Hoa ánh, tiếp lai bảo phiệt độ mê tân”
Và:
“Vô biên Quang cảnh nhất thời tân, sơn thủy oanh hồi thành họa bản
Bất tận Hoa hương tam giới cựu, trúc tùng u nhã hoạch thanh tu”
Và:
“Tăng đáo Phật lai, Quang bị vạn gia thiên cổ chúc
Địa linh thiên bảo, Hoa khai thập trượng tứ thời liên”.
Đôi câu đối hay khắc tại đình Trung Tự
Đình làng Trung Tự tuy nhỏ nhưng phong thủy tốt. Cổng cũ giáp Đê La Thành, mé phải có chùa Phúc Long và đàn Xã Tắc, trái là đền Cao Sơn. Lưng đình dựa hồ Khang rộng lớn. Trong đình có đôi câu đối hay như sau:
“Khang thủy La thành vượng khí bán phần Long Đỗ thắng
Âu phong Á vũ sùng từ tường đối Tản Viên phong”
Dịch nghĩa:
“Hồ Khang, Thành La, khí vượng bằng nửa phần cảnh đẹp Long Đỗ
Gió Âu, mưa A, đền thiêng sánh lâu dài đỉnh núi Tản Viên”
Sau cổng đình có nhà bia nhỏ tên “Di ái bi” được đặt ở bên trái bức bình phong với cuốn thư. Đôi câu đối cạnh bia được cụ nghè Nguyễn Văn Lý viết:
“Dự Trinh tảo khế tiên thiên cát
Đỉnh Lợi tùng khai hậu thế xương”
Dịch nghĩa:
“Hợp sớm Dự Trinh, hưởng phúc lành sẵn trước
Mở theo Đỉnh Lợi, dưỡng hiền mãi đời sau”
Đôi câu đối hay khắc tại chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc thuộc phường Yên Phụ – Tây Hồ – Hà Nội. Chùa được xây dựng tờ thời Lý Nam Đế, có tên là Khai Quốc. Chùa được xây dựng tại thôn Yên Hoa (sau đổi thành Yên Phụ), trên bãi cạnh sông Hồng. Đến đời Lê Thái Tông được gọi là chùa An Quốc. Thời Lê Kinh Tông, chùa được dời vào một hòn đảo nhỏ trong hồ Tây gọi là Kim Ngư.
Đến đời Lê Hy Tông, chùa được chùa được đổi tên là chùa Trấn Quốc. Phía trên cửa chùa có ghi ba chữ Phương Tiện Môn và đôi câu đối viết bằng chữ Nôm:
“Vang tai xe ngựa qua đường tục
Mở mặt non sông đứng cửa thiền”
Trước cửa chùa lại thêm đôi câu đối hay trên hai cột:
“Trải bao phen gió Á nưa Âu, trơ đá vững đồng, chót vót cột trời chùa Trấn Quốc
Riêng một thú hoa đàm đuốc tuệ, sớm chuông chiều trống, thênh thang cửa Phật cảnh Tây Hồ”
Đôi câu đối hay khắc tại chùa Trấn Quốc
Đôi câu đối hay khắc tại chùa Láng
Chùa Láng có tên chữ là Chiêu Thiền tự. Đây là nơi sinh ra Thiền sư đại thánh nên gọi là Thiền. Chùa ở cuối phố chùa Láng thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Dưới đây là những câu đối hay được khắc tại chùa:
“Diệu giác khế thiền tâm, Lý đại Bạch Liên tiêu đặc tuyển
Xuân dương khai thắng hội, Sài nham Bích động đối linh quang”
Dịch nghĩa:
“Diệu giác hợp lòng thiền, triều Lý Bạch Liên ngôi sáng tỏ
Xuân dương mừng hội lớn, núi Thầy Bích Động ánh linh thiêng”
“Nghĩa dại tiêm cừu, Tô Lịch trường lưu thiên thủy bích
Cơ thần diệu hóa, Sài nham di tích thạch đài hương”
Dịch nghĩa:
“Nghĩa lớn báo thù, Tô Lịch chảy xuôi dòng nước biếc
Mưa thần kỳ diệu, núi Sài lưu mãi đá rêu hương”
“Sài Lĩnh hưởng truyền kim cổ độc
Tô Giang phái dẫn thủy thiên trường”
Dịch nghĩa:
“Tiếng vọng núi Thầy xưa nay có một
Nước xuôi sông Tô chảy mãi không cùng”
“Tự hữu huy hoàng nghiêm thánh tượng
Phật tiền thí xả độ quần sinh”
Dịch nghĩa:
“Trước Phật chúng sinh ơn tế độ
Bên chùa tượng Phật dáng uy nghi”
“Sài Sơn thanh hóa, đế trụ tiền thân, Lạc Việt thiên thu tồn hiển tích
Thiên tự linh quang, thiền môn thắng cảnh, Long Thành vạn cổ thử danh lam”
Dịch nghĩa:
“Sài Sơn hóa thánh, kiếp trước của vua, Lạc Việt nghìn thu lưu tích cũ
Chùa trời linh ứng, thắng cảnh thiền môn, Long Thành muôn thuở đất danh lam”
…vv.
Đôi câu đối hay ở chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Vào thời vua Lê Thế Tông, nhà vua cho xây dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng Đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Năm 1934, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở Trung ương. Trong chùa có những câu đối hay như sau:
Câu đối trong và ngoài ở ban Đức Ông:
“Ủng hộ tinh lam vạn cổ tồn
Khuông phù bảo sái thiên niên thịnh”
Dịch nghĩa:
“Ủng hộ thiền môn vạn thuở còn
Phù trợ cảnh chùa ngàn năm thịnh”
“Trừ tai tảo hoạn trược phong công
Độ thế cứu dân chiêu đại đức”
Dịch nghĩa:
“Trừ tai ương, dẹp hoạn nạn, mang danh phong công hầu
Độ đời cứu dân, được tôn xưng đức lớn”
Câu đối tại ban Thiền Sư Nguyễn Minh Không
Tứ khí thành nam việt dung bảo bảo thiên cổ kỳ quan
Nhất nang quát tận Bắc Kinh đồng lục thông huyền trí”
Dịch nghĩa:
“Đúc tứ khí thành đồ quốc bảo nghìn đời của nước Nam
Một túi vải thu hết đồng ở Bắc Kinh, là bậc lục thông huyền trí”
Câu đối ở cửa chùa
“Khí cao tinh hán thông minh đức hóa hợp âm dương
Uy túc phong vân chính trực linh thanh văn vũ trụ”
Dịch nghĩa:
“Chí khí cao tới tận trời xanh, thông minh đạo đức hợp với âm dương
Uy linh đầy trời gió mây, chính trực linh thanh vang khắp vũ trụ”
Câu đối cổng Tam Quan trong nhìn ra ngoài
“Đài bia ghi nhớ phúc duyên chung
Hương hỏa đền bù công đức hậu”
“Hiếu nghĩa đỉnh đầu thăm thẳm soi
Công ân tắc dạ đinh ninh báo”
Câu đối do khách thập phương viếng tặng
“Pháp luân tự địa đông tây chuyển
Phật đạo phùng nguyên tả hữu thông”
Dịch nghĩa:
“Bách xe pháp giống như trái đất chuyển động từ Đông sang Tây
Đạo Phật trở về nguồn sẽ thông suốt cả bên trái cũng như bên phải”
“Phật tâm bản thị chúng sinh tâm minh
Giáo pháp bất ly thế gian giáo sắc tức thị”
Dịch nghĩa:
“Tâm Phật cũng là tâm chúng sinh chỉ khác ở chỗ sáng suốt và diệu dụng
Truyền bá giáo pháp không tách rời thế gian, có tức là không”
Những câu đối khác
“Pháp thân thanh tịch lịch lịch ức kiếp bất diệt bất sinh tùy tại tức trang nghiêm nùng nhị hữu duyên chiêu sắc tướng
Đạo nhãn quang minh phổ tam giới phất chướng phất ngại chiêu lâm giai lạc lợi hải hà vô lượng mộc ân ba”
Dịch nghĩa:
“Trải qua hàng nghìn hàng vạn kiếp không có sinh có diệt, ở chỗ trang nghiêm chỗ nào cũng thấy sắc tướng của núi Nùng, sông Nhị
Sáng suốt khắp cả ba cõi, chẳng có gì cản trở ngăn che, soi đến nơi nào đều có lợi ích như cây cối được tưới nước”.
Đôi câu đối hay ở chùa Vua, phố Huế
Chùa Vua được xây dựng từ thời Hậu Lê. Chùa thờ vua cờ Đế Thích. Hàng năm, từ ngày mùng 6 đến ngày 9 tháng giêng âm lịch, tại chùa lại mở hội thi cờ tướng. Chùa Vua là một di tích trong Thăng Long tứ quán, còn có thể coi nó là một cờ miếu của Thăng Long bởi đây là nơi diễn ra các cuộc thi cờ tướng đỉnh cao. Những đôi câu đối hay được khắc tại chùa Vua:
“Trụ kình thiên trấn tĩnh nhân tâm an Việt địa
Thiên cung giáng thế hoằng thi diệu lực Trịnh Lê dân”
“Phật đạo từ bi vãng lai triêm pháp hóa
Thiền môn quảng đại lão thiếu lạc đạo dao”
Dịch nghĩa:
“Đạo Phật từ bi qua lại thấm nhuần phép giáo hóa
Cửa thiền rộng lớn già trẻ vui đạo xa”
“Hưng Khánh phong quang, thân niên tăng tráng lệ
Thành an tố hảo, đông nguyệt lễ lạc thành”
Dịch nghĩa:
“Hưng Khánh phong quang năm Thân thêm tráng lệ
Thành an hảo tố tháng Đông làm lễ khánh thành”
“Nhân tình tự kì trương trương bạch
Thế sự như chi cục cục tân”
Dịch nghĩa:
“Việc đời như bàn cờ từng cuộc từng cuộc
Tình ngời như tờ giấy từng trang từng trang”.
Đôi câu đối hay chùa Sùng Khánh
Chùa Sùng Khánh ở xã Đại Hùng – Ứng Hòa – Hà Tây. Một số câu đối khắc tại chùa như sau:
“Tối cúng quả tụng kinh sám hối
Sớm dâng hoa niệm Phật Di Đà”
“Bảo Đại thập nhất niên thu trùng tu phạn vũ
Ngã quốc chấn hưng Phật giáo thích tế”
Dịch nghĩa:
“Ngôi chùa được trùng tu vào muà thu năm Bảo Đại thứ 11
Đúng lúc phong trào chấn hưng Phật giao ở nước ta đang phát triển”
“Cổ đại cổ lôi đại loi, chấn động đại thiên thành chính giác
Vân pháp vân vũ pháp vũ, bàng đà pháp giới nhuận quần sinh”
Dịch nghĩa:
“Gõ trống lớn nổi sấm vang, chấn động tam thiên đại thiên thế giới, hoàn thành chính giác
Che mây pháp tưới mưa pháp, ào ạt mưa gió khắp trong pháp giới để giúp cho chúng sinh”.
Trên đây, làng nghề Cát Đằng đã giới thiệu với bạn đọc về đôi câu đối hay được khắc tại đình, đền, chùa, miếu tại Hà Nội.
Tin khác:
- Câu đối hay khắc tại đình, chùa, đền, miếu
- Hoành phi câu đối gỗ - Làng nghề Cát Đằng chia sẻ
0 Đánh giá sản phẩm này
Gửi đánh giá của bạn